Sunday, 03/12/2023 - 13:43|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Thụy Xuân

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GẮN VỚI DI SẢN VĂN HÓA Ở KHU DI TÍCH BẠCH ĐẰNG GIANG

Thực hiện kế hoạch số … năm học 2022 - 2023 của trường THCS Thụy Xuân;

Thực hiện kế hoạch số 01/KHXH năm học 2022 - 2023 của Tổ khoa học xã hội trường THCS Thụy Xuân ngày 16/10/2022 (chủ nhật) Tổ KHXH đã tổ chức Hoạt động giáo dục gắn với di sản văn hóa tại khu di tích Bạch Đằng Giang - Hải Phòng cho các em HS khối lớp 6 và lớp 7. Cô Vũ Thị Hồng Xuân - Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường, làm Trưởng đoàn cùng các thầy cô giáo tổ KHXH, các bộ phận, tổ chức trong nhà trường và Ban đại diện hội Cha mẹ HS của trường tham gia hướng dẫn các em thực hiện hoạt động giáo dục này.

Tập thể lớp 6A

Tập thể lớp 6B

Tập thể lớp 7A

(Hình ảnh HS chụp ở quảng trường)

Cô Lưu Thị Sáu, giáo viên môn Lịch sử của nhà trường đã giới thiệu với các em HS về những chiến thắng của nhân dân ta trên của sông Bạch Đằng :

 

 Cô Lưu Thị Sáu đang giới thiệu với các em về chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán

  1. Hoàn cảnh lịch sử :

Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán và tự xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại và cướp ngôi Tiết độ sứ. Trước tình hình đó Ngô Quyền đã tập hợp lực lượng mang quân từ Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay) ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn. Công Tiễn sợ hãi đã cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm cho con trai là Lưu Hoàng Tháo chỉ huy quân xâm lược tiến vào nước ta theo cửa sông Bạch Đằng. Tuy nhiên khi đại quân của chúng còn chưa tới nơi thì Kiều Công Tiên đã bị chết, mất nổi ứng. Theo Đại Việt sử ký toàn thư sau khi biết tin quân Nam Hán kéo quân sang, Ngô Quyền đã nói với tướng sĩ rằng: “Hoàng Tháo là đứa trẻ khờ dại đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt lại nghe tin Kiều Công Tiễn chết không có người làm nội ứng đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt tất phá được.”

  1. Diễn biến:

 Biết quân Nam Hán tiến vào nước ta theo sông Bạch Đằng để lên Đại La nên Ngô Quyền có kế hoạch bày trận đánh ngay chúng vào cửa sông Bạch Đằng. Ông sai Dương Tam Kha chỉ huy quân lính chặt 3000 cây gỗ vót nhọn, đầu bịt sắt rồi đóng xuống lòng sông trên một quãng dài 3 dặm. Khi quân Nam Hán tiến vào nước ta,  Ngô Quyền giao cho đội quân nhỏ có nhiệm vụ ra khiêu chiến. Đúng như dự đoán, khi binh thuyền của ta giả vờ bỏ chạy, Hoàng Tháo lập tức thúc quân đuổi theo, khi quân địch đi qua bãi cọc Bạch Đằng, chúng bất ngờ bị quân ta từ các hướng xông ra tấn công dồn dập thua chạy ra biển, nhưng khi chúng rút ra đến cửa sông, lúc này thủy triều rút mạnh, bãi cọc Bạch Đằng nhô lên khiến thuyền địch bị mắc lại và bị vỡ tan tành.

  1. Kết quả :

Quân Nam Hán phần bị giết, phần chết đuối, phần thì phải đầu hàng hoặc bị bắt sống. Lưu Hoằng Tháo bị chết trong đám loạn quân. Vua Nam Hán đang đóng quân ở cửa ải, nhận được tin thua trận, con trai bị chết, đành phải rút quân về.

  1. Ý nghĩa lịch sử :

Trận Bạch Đằng năm 938 đã chấm dưt hơn 1000 năm Bắc thuộc của nhân dân ta, đồng thời mở ra kỉ nguyên độc lập lâu dài cho đất nước.

(Và chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 - Quân dân nhà Trần đánh tan quân Nguyên, bắt sống tướng giặc Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp)

  1. Nguyên nhân : Sau hai lần xâm lược thất bại (năm 1258 và 1285), vua Nguyên tức giận, ra lện tạm hoãn xâm lược Nhật Bản để dồn binh lực quyết đánh Đại Việt lần thứ ba.
  2. Diễn biến :

Tháng 12-1287, quân Nguyên tiến vào nước ta theo hai đường. Thoát Hoan làm tổng chỉ huy dẫn hơn 30 vạn quân vượt biên giới đánh vào Đại Việt. Ô Mã Nhi chỉ huy hàng trăm chiến thuyền theo đường thủy tiến vào vùng Đông Bắc. Tiếp theo sau là đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy.

Quân Nguyên tiến đánh các căn cứ của quân Trần, lùng bắt vua Trần nhưng thất bại.

Tháng 2-1288, Trần Khánh Dư cho quân mai phục, tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ. Không có lương thực, quân Nguyên phải chia làm hai đường thủy bộ để rút về nước.

Tháng 04-1288, thủy quân giặc rút qua của sông Bạch Đằng, quân ta ra khiêu chiến. Gặp lúc thủy triều lên cao, mặt sông rộng mênh mông, quân địch không nhận ra trận địa mai phục. Chờ quân Nguyên qua chỗ đóng cọc, quân ta quay thuyền quyết chiến.

Theo Đại Việt sử kí toàn thư, “Vương (tứ Trần Quốc Tuấn) cho đóng cọc ở sông Bạch Đằng, phủ cỏ lên trên. Nhân lúc nước triều lên, Vương cho quân khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, giặc đuổi theo, quân ta cố sức đánh lại,… Nước triều xuống, thuyền giặc vướng cọc hết,… Hai vua đem quân tiếp đến, tung quân đánh lớn, quân Nguyên chết đuối nhiều không kể xiết, nước sông do vậy đỏ ngầu cả,…”.

  1. Kết quả : Tướng giặc Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp bị bắt sống. Quân Nguyên đại bại.
  2. Ý nghĩa lịch sử : Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 kết thúc thắng lợi ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, chấm dứt tham vọng xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Chiến thắng này đã tiếp nối truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc ta, là niềm tự hào của người Việt Nam về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

 

Sau bài giới thiệu và những chiến thắng lịch sử, cô Lưu Thị Sáu đã tổ chức các trò chơi giao lưu, tìm hiểu về lịch sử. Rất nhiều em HS hăng hái tham gia và thể hiện sự hiểu biết về lịch sử của mình. Các thầy, cô và các bác trong Ban đại diện CMHS trong đoàn có những phần quà nhỏ, ý nghĩa để động viên, khích lệ các em.

Nhiệm vụ học tập của các em là viết Bài thu hoạch, kể lại chuyến trải nghiệm đáng nhớ này.

Buổi thực hiện Hoạt động giáo dục gắn với di sản văn hóa tại Khu di tích Bạch Đằng Giang - Hải Phòng kết thúc đầy ý nghĩa. Tuy có phần vất vả nhưng những kiến thức và trải nghiệm thực tiễn thu được sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc và ý nghĩa của các di sản văn hóa đối với bản thân. Từ đó, các em có ý thức kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước hào hùng của dân tộc.

 

                                                                   Tổ Khoa học xã hội

Lượt xem: 310
Tác giả: Trường THCS Thụy Xuân
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 15
Hôm qua : 49
Tháng 12 : 125
Năm 2023 : 6.316